Chiến lược kinh doanh là khái niệm được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về cách thức đầu tư và hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp. Để sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất, buộc người đứng đầu phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này và 7 chiến lược kinh doanh cơ bản nhất trong doanh nghiệp ở phần tiếp theo của bài viết.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh – Business Strategy là một kế hoạch dài hạn bao gồm nhiều hoạt động, chủ doanh nghiệp sẽ vận hành chúng vào các thời điểm khác nhau nhằm đạt được mục tiêu trong tương lai. Chiến lược kinh doanh sẽ dựa vào thế mạnh của công ty, các nguồn lực hiện có và có thể huy động được. Từ đó, nắm bắt cơ hội phát triển đồng thời xác định điểm yếu cần khắc phục và đối mặt với chúng.
Chiến lược kinh doanh bao gồm chuỗi các kế hoạch được đặt ra, phương pháp và cách thức hoạt động xuyên suốt khoảng thời gian dài. Tất nhiên, bản kế hoạch này sẽ được sắp xếp một cách hợp lý, tổng quát nhưng rõ ràng. Đây cũng là tâm thế chuẩn bị đầu tiên để doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh?
Các chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh (CLKD) vì:
- Trong CLKD sẽ có các phân tích và dự báo để doanh nghiệp định hướng chính xác các hoạt động trong tương lai.
- Hoạch định chiến lược rõ ràng sẽ giúp công ty phát triển đúng hướng.
- Một bản CLKD luôn có những phương án dự phòng (plan B). Doanh nghiệp sẽ không bị bỏ lỡ bất kỳ cơ hội kinh doanh nào cũng như luôn sẵn sàng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.
- CLKD tạo ra một quỹ đạo hoạt động. Khi tất cả nguồn lực của doanh nghiệp đã đi theo quỹ đạo này, một sợi dây liên kết giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể được hình thành. Tất cả sẽ cùng cố gắng hoàn thành tốt phần công việc của mình để đạt được mục đích chung.
- Khai thác và quản lý nguồn nhân lực đúng cách sẽ giúp họ phát huy hết thế mạnh, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Và tất cả những điều này sẽ được thể hiện trong bản kế hoạch chiến lược kinh doanh.
Bảy chiến lược kinh doanh cơ bản trong doanh nghiệp
Cho dù doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì cuối cùng, mục đích chiến lược kinh doanh của họ đều hướng tới vấn đề lợi nhuận. Sau đây là bảy chiến lược kinh doanh cơ bản mà một doanh nghiệp cần có:
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Dù bạn đang nắm thị phần lớn trong tay hay doanh nghiệp đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt thì tất cả những điều này đều nhằm mục đích cuối cùng là gia tăng lợi nhuận.
Chính vì vậy, trong một bản chiến lược kinh hoạch phải thể hiện rõ được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Nếu làm tốt được điều này, chúng ta không những thu được nguồn lợi nhuận lớn mà còn nâng cao vị thế của mình trên thương trường.
Cạnh tranh để khác biệt
Đôi lúc, chúng ta không cần thiết phải trở thành đơn vị tốt nhất. Trong kinh doanh, việc hai, ba, thậm chí bốn doanh nghiệp cùng dẫn đầu là chuyện hết sức bình thường. Quan trọng nhất là khách hàng lựa chọn bạn và đó chính là sự khác biệt.
Hãy tạo ra những đường lối chiến lược mới mẻ, cách thức hoạt động sáng tạo, hạn chế việc lặp lại các bước đi của đối thủ. Đây sẽ là con đường dẫn tới thành công một cách nhanh chóng.
Tìm hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược là điều bắt buộc
Mỗi hệ sinh thái kinh tế sẽ có các tính chất và đặc điểm khác nhau. Nắm bắt tốt thị trường, nhạy bén thời cuộc cũng quan trọng không kém việc tìm hiểu về đối thủ. Điều này giúp chủ doanh nghiệp định hướng tốt cho các bước đi sau này.
Xác định đối tượng khách hàng
Việc xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra những phương án tiếp cận và phục vụ họ một cách tốt nhất. Thay vì nghĩ cách làm hài lòng tất cả các khách hàng, hãy giới hạn lại trong một số lượng nhất định. Tập trung tìm hiểu vào nhu cầu và những mong muốn của các đối tượng khách hàng này có thể sẽ giúp bạn tăng doanh số lên đáng kể đấy nhé!
Học cách nói không
Từ chối cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh. Như đã nói ở trên, thay vì bạn mất thời gian để làm hài lòng tất cả các khách hàng, hãy nói “không” hoặc ngừng cung cấp dịch vụ với một số tệp khách hàng không cần thiết.
Những thay đổi là cần thiết
Chúng ta không thể áp dụng mãi một chiến lược kinh doanh trong suốt cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Công nghệ càng phát triển thì cuộc sống càng hiện đại, dẫn đến những nhu cầu của con người cũng sẽ thay đổi.
Hãy luôn luôn cập nhật xu hướng mới, thay đổi theo thời cuộc nếu bạn không muốn bị bỏ lại quá xa. Đây cũng là cách duy nhất để bạn kéo dài vòng đời thương hiệu của mình.
Tư duy hệ thống
Bạn không thể đưa ra các kế hoạch, các phương án chỉ nhờ vào cảm tính, phán đoán. Tất cả đều phải dựa trên những số liệu thực tế và vì vậy, chúng ta cần phải có tư duy hệ thống. Số học hóa mọi khía cạnh, xâu chuỗi thành một hệ thống và tư duy logic sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công.
Lời kết
Có thể nói, chiến lược kinh doanh là một phần không thể thiếu để phát triển doanh nghiệp cũng như gia tăng lợi nhuận. Trong mỗi một thời điểm, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau nhằm hướng tới các mục tiêu khác nhau trong tương lai. Hy vọng, bài tổng hợp nhanh trên đây sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
0 Bình luận