Thông tư 200/2014/TT-BTC là thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Văn bản này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính. Những hướng dẫn cơ bản này bao gồm những gì, lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 cần thực hiện như thế nào, hướng dẫn chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 được gọi tắt là “thông tư 200”. Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước.
Các đối tượng và phạm vi của thông tư cụ thể là:
- Kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp được vận dụng quy định của thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
>> Xem chi tiết thông tư 200 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp tại đây:
Từ quy định về đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh thông tư đã đề cập, khi thực hiện lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Kế toán viên cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Cơ sở dồn tích
- Giả định hoạt động liên tục
- Nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc trọng yếu
Ngoài ra, các yêu cầu cơ bản đối với kế toán bao gồm: tính trung thực, tính khách quan, tính đầy đủ, tính kịp thời, tính dễ hiểu và có thể so sánh được.
Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 chuẩn
Để lập được một báo cáo tài chính hoàn chỉnh cho doanh nghiệp, mỗi kế toán cần phải hiểu được các bước thực hiện công việc được đề cập dưới đây:
Tiếp nhận thông tin kế toán tài chính
- Tiếp nhận thông tin kế toán: hồ sơ, chứng từ.
- Kiểm tra và rà soát số liệu: bằng việc tập hợp các chứng từ kế toán phát sinh trong năm (kỳ kế toán).
- Kiểm tra rà soát và so sánh với các bảng kê, các sổ chi tiết về số liệu, đặc biệt là các tờ khai thuế giá trị gia tăng trong kỳ để hạn chế việc thiếu sót, hoặc làm mất thông tin hay chứng từ kế toán.
Hạch toán nghiệp vụ
- Phân biệt các chi phí
Thông thường, sau khi kế toán tiếp nhận được hóa đơn chứng từ chúng ta sẽ cần phân biệt rõ chi tiêu và chi phí, phân loại nghiệp vụ phân bổ chi phí theo kỳ. Công việc này rất quan trọng trước khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 để tránh nhầm lẫn khi điền bảng. Sau đó là hạch toán, là phản ánh các nghiệp vụ vào sổ sách kế toán.
Việc tổng hợp các hạch toán để lên các sổ tổng hợp có nhiều công cụ hỗ trợ: như excel, phần mềm.
- Thực hiện phiếu kế toán
Tuy nhiên, các bạn đừng quên việc thực hiện phiếu kế toán để phân bổ, ghi nhận các chi phí khác: chi phí trả trước, chi phí phân bổ, chi phí đã phát sinh mà chưa đến kỳ hạn thanh toán
Điều này sẽ giúp kế toán viên ghi nhận chi phí kế toán kịp thời, đúng thời điểm, phản ánh đúng bản chất hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: tính khấu hao tài sản cố định, hiện nay phần mềm kế toán đều hỗ trợ nội dung này. Tuy nhiên khi thực hiện phần mềm cần có thao tác nhất định. Các kế toán viên cần nắm chắc nghiệp vụ của mình cũng như hoạt động của doanh nghiệp để tránh các sai sót liên quan.
Sử dụng chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn có các khoản chi phí phát sinh ngoài chi phí cố định. Việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh được quy định rõ trong thông tư 200.
Ví dụ:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tùy vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà chi phí phát sinh khác nhau.
Đối với mỗi nghiệp vụ kế toán, người thực hiện hạch toán (kế toán viên) cần nắm rõ bản chất phát sinh của nghiệp vụ để hạch toán chính xác, tránh việc hiểu sai về quy định trong hạch toán dẫn đến phản ánh sai kết quả của doanh nghiệp khi hoàn thành việc lập báo cáo tài chính.
Cuối kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
Sau khi rà soát kiểm tra và bổ sung các bút toán còn thiếu, chúng ta sẽ thực hiện kết chuyển lãi/lỗ trong năm. Các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác trong kỳ.
>> Lưu ý: Cần đặc biệt lưu ý quy định về các tài khoản không có số dư cuối kỳ.
Lên báo cáo tài chính
Công việc cuối cùng trong các bước lên báo cáo tài chính, khi mọi nghiệp vụ kinh tế đều đã được phản ánh đầy đủ, chính xác, các bạn có thể lập báo cáp tài chính theo thông tư 200 – thông tư mới nhất hiện hành.
Bạn cần tuân thủ các quy tắc cân đối tài chính cũng như quy chuẩn, biểu mẫu về làm báo cáo tài chính theo thông tư 200 để hoàn thành báo cáo cho doanh nghiệp đúng chuẩn, đúng quy định của pháp luật.
Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 có link tải
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu. BCTC cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Vậy lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 gồm những gì? Một kế toán viên cần hoàn thiện những gì cho doanh nghiệp? Một bộ báo cáo tài chính bao gồm 4 bảng chính:
- Bảng cân đối kế toán (bảng báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán)
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu báo cáo bảng cân đối kế toán (kết thúc kỳ kế toán)
Bảng cân đối kế toán (hay còn gọi là bảng báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm) phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Theo đó, thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán có thể biết được toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.
Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
>> Tải mẫu báo cáo bảng cân đối kế toán tại đây: https://bit.ly/3Alkefk
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
>> Tải mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để lập báo cáo tài chính theo thông tư 200: https://bit.ly/41xk5Bu
Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tiếng Anh là Cash Flow Statement) là bản báo cáo tổng hợp lại tình hình chi và thu của công ty trong một thời gian nhất định. Báo cáo này giúp phản ánh tình trạng đầu ra và đầu vào của các dòng tiền doanh nghiệp trong thời gian nhất định.
Sẽ có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lập theo phương pháp trực tiếp và lập theo phương pháp gián tiếp, cả 2 phương pháp lập đều được hướng dẫn theo thông tư 200 và thông tư 133.
Tùy theo doanh nghiệp đang lựa chọn hạch toán theo thông tư nào sẽ thực hiện theo mẫu biểu quy định tại thông tư đó.
- Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp (thông tư 200):
>> Tải mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức gián tiếp tại đây
- Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:
>> Tải Mẫu số B03: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương thức trực tiếp tại đây
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính trong lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 là để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.
Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Mẫu số B09 – DN (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ tài chính)
>> Tải mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính mới nhất tại đây:
6 thắc mắc khi làm báo cáo tài chính theo thông tư 200
Đơn vị kế toán bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động tài chính, phá sản phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm nào?
Phải lập vào ngay thời điểm toán bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động tài chính.
Biểu mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 được ban hành ở đâu?
Biểu mẫu báo cáo tài chính ban hành kèm phụ lục 02 – theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ tài chính
Nộp báo cáo tài chính online được không?
Có thể nộp báo cáo tài chính online. Trước khi nộp báo cáo tài chính qua mạng thì bộ tài chính phải được kết xuất file XML, kế toán có thể làm trên phần mềm HTKK hoặc phần mềm hỗ trợ kế toán có hỗ trợ xuất file XML.
Tham khảo: Hướng dẫn báo cáo tài chính theo thông tư 200 qua online
Khi tính EPS thì số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được tính của năm nào?
Theo thông tư 200, khi tính EPS phải điều chỉnh đối với số đã hoặc sẽ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi kỳ trước không được dùng để xác định EPS kỳ này.
Khoản chênh lệch (nếu có) giữa số dự kiến trích của kỳ trước và số trích theo thực tế (có thể tại kỳ sau) được điều chỉnh vào EPS kỳ trước (báo cáo lại) và thuyết minh trên BCTC.
Trường hợp có sai số trong báo cáo tài chính so với sổ kế toán thực tế thì làm thế nào?
Điều 125, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc sửa chữa sổ kế toán như sau:
Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của luật kế toán.
- Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán “thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
- Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.
>>Tham khảo hướng dẫn của bộ tài chính để biết thêm chi tiết: https://mof.gov.vn/hoidapcstc/home/cthoidap/136886
Chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam làm thế nào?
- Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) phải chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước.
- Nguyên tắc chuyển đổi BCTC lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam. Cần trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại chương III thông tư này.
>> Khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên bản thuyết minh báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có).
Lời kết
Lập báo cáo tài chính là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nó đòi hỏi tính chính xác, đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Bài viết là tổng hợp hệ thống thông tin cơ bản nhất giúp bạn hiểu và biết cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200. Nếu Doanh nghiệp của bạn vẫn còn những thắc mắc hay đang gặp khó khăn liên quan hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của ASFY TECH qua hotline: 039 333 5555 để được hỗ trợ nhanh nhất.
0 Bình luận