Lịch sử phát triển của Kế toán quản trị là một phần không thể thiếu khi tìm hiểu về Kế toán quản trị. Việc hiểu được nguồn gốc của Kế toán quản trị sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực này. Phần tiếp theo của bài viết sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này.
Lịch sử phát triển của kế toán quản trị trên thế giới
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành kế toán có mối quan hệ mật thiết đến sự hình thành và phát triển của xã hội loài người và đời sống kinh tế từ thấp – cao. Một vài giả thuyết nghiên cứu cho rằng lịch sử kế toán xuất hiện từ thời đại thượng cổ.
Kế toán quản trị đã xuất hiện từ 5 – 6 ngàn năm trước Công nguyên (TCN). Bắt nguồn bên trong lịch sử của kinh tế và theo dòng phát triển của những “sáng kiến” về mặt kinh tế và xã hội. Thời kỳ Phục Hưng được ví như là một kỷ nguyên mới với sự xuất hiện của văn chương kế toán.
Thông qua đó, Kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản trị nội bộ và việc ra quyết định quản trị của chủ doanh nghiệp. Sự xuất hiện của Kế toán quản trị đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều quan điểm cho rằng Kế toán quản trị hình thành từ những năm đầu thế kỷ XIX.
Bắt đầu từ sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, sự phức tạp của hoạt động sản xuất, kinh doanh và áp lực từ tính cạnh tranh. Kế toán quản trị áp dụng đầu tiên là hệ thống nhà máy dệt tại Lowell năm 1814. Sau đó đến ngành đường sắt (1840) và ngành luyện kim (1872).
Theo IFAC-Liên đoàn Kế toán Quốc tế vào năm 2002, quá trình hình thành và phát triển của Kế toán quản trị thế giới diễn ra theo 4 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1 (trước 1950 – 1965)
Trọng tâm chính tại giai đoạn 1 là xác định chính xác chi phí và kiểm soát tài chính. Các nhà quản trị đã sử dụng kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí. Những hoạt động Kế toán quản trị ở giai đoạn này chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ.
2. Giai đoạn 2 (1965 – 1985)
Trọng tâm chính trong giai đoạn này là lợi nhuận và vị trí của Kế toán quản trị trong tổ chức được nâng lên một bậc. Chức năng nghiệp vụ bắt đầu chuyển thành hoạt động cùng chức năng báo cáo và tham mưu cho nhà quản trị.
3. Giai đoạn 3 (1985 – 1995)
Kế toán quản trị trong giai đoạn này chú trọng việc cắt giảm hao phí nguồn lực được sử dụng cho quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh bằng chiến lược quản trị chi phí. Kỹ thuật phát triển ở giai đoạn 3 là quản lý chi phí và phân tích các quá trình.
4. Giai đoạn 4 (1995 – Nay)
Ý chính của giai đoạn này là quản trị nguồn lực, đồng thời tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả. Kỹ thuật chủ yếu là phân tích các yếu tố giá trị cổ đông, khách hàng và cải cách tổ chức trở nên tinh gọn hơn.
Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị tại Việt Nam
Theo lịch sử ghi chép, Kế toán quản trị tại Việt Nam đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển. Kế toán quản trị có những đặc điểm và nội dung khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển. Chúng được thể hiện cụ thể theo từng giai đoạn gồm:
1. Giai đoạn 1 – Sơ khai
Rất nhiều nhà khoa học tại Việt Nam quan tâm, nghiên cứu đề tài Kế toán quản trị . Các đề tài nghiên cứu cũng hết sức phong phú về lĩnh vực và nội dung. Luận án Tiến sĩ được Nguyễn Việt trình bày năm 1995 được xem là đặt nền tảng cho các nghiên cứu Kế toán quản trị ở Việt Nam.
Nội dung trình bày hướng đi và phương pháp xây dựng hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính. Thế nhưng nghiên cứu mới chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản nhất trong Kế toán quản trị. Tại năm 1996, hai cuộc Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm ngày 15/5 và 27/11.
Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Dược (1997) đã ghi nhận những nghiên cứu cụ thể và sáng kiến ứng dụng Kế toán quản trị vào thực tiễn. Đây chính là xuất phát điểm cho các nghiên cứu tiếp theo của Kế toán quản trị về sau.
Đến năm 2003, Kế toán quản trị bắt đầu được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán Việt Nam. Nhiều tác giả nghiên cứu có hệ thống hơn về hiện thực Kế toán quản trị cũng như điều kiện áp dụng Kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Giai đoạn 2 – Vận dụng
Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các nội dung cần được hoàn thiện đối với từng ngành cụ thể được nghiên cứu thông qua thực trạng Kế toán quản trị và Kế toán quản trị chi phí ở các ngành nghề riêng biệt.
Tuy vậy, một vài giải pháp chưa thực sự hiệu quả khi không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Lý do là vì chúng không gắn liền với những chức năng quản trị bên trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, Kế toán quản trị còn được vận dụng rất nhiều ở những lĩnh vực khác.
3. Giai đoạn 3 – Nghiên cứu & xây dựng mô hình
Đến giai đoạn này, các nghiên cứu đã xây dựng thành công những mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực. Đặc điểm riêng của từng ngành được phân tích cụ thể và có mô hình phù hợp.
Thế nhưng vẫn chưa xuất hiện nghiên cứu nào trình bày đầy đủ những yếu tố gây ảnh hưởng tới việc xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí bên trong doanh nghiệp.
4. Giai đoạn 4 – Nghiên cứu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
Giai đoạn 4 xuất hiện những giải pháp hoàn thiện Hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý tập đoàn kinh tế. Xây dựng mô hình tổ chức Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí ở những doanh nghiệp may mặc Việt Nam dựa trên 3 nội dung chính:
- Tổ chức Hệ thống thông tin dự toán chi phí;
- Tổ chức Hệ thống thông tin thực hiện chi phí;
- Tổ chức kiểm soát chi phí và ra quyết định chiến lược.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử phát triển của kế toán quản trị của thế giới và tại Việt Nam. Cho đến nay, kế toán quản trị vẫn không ngừng phát triển và được cải tiến để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Hy vọng rằng chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Kế toán quản trị và nhận thức rõ về vai trò quan trọng của nó trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp.