Rủi ro chiến lược kinh doanh và 4 loại rủi ro mà doanh nghiệp cần chú ý

Rủi ro chiến lược kinh doanh phát sinh từ chính các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế mà việc đưa ra các phương án dự phòng để lường trước những tổn thất không mong muốn là điều cần thiết.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm rủi ro chiến lược kinh doanh và 4 loại rủi ro mà các doanh nghiệp thường gặp phải ở phần tiếp theo của bài viết.

Khái niệm

Có rất nhiều khái niệm về rủi ro chiến lược được các nhà kinh tế học đưa ra nhưng nhìn chung, rủi ro chiến lược kinh doanh được hiểu là những vấn đề, quyết định, sự kiện có khả năng gây thiệt hại hoặc cản trở doanh nghiệp đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Hay nói cách khác, rủi ro chiến lược chính là cách để doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của chiến lược kinh doanh trước những yếu tố tác động.

Sự khác nhau giữa rủi ro chiến lược kinh doanh & rủi ro hoạt động kinh doanh

Nhiều người cho rằng, rủi ro chiến lược kinh doanh giống với rủi ro hoạt động kinh doanh. Điều này không thật sự đúng bởi rủi ro chiến lược kinh doanh đánh giá những mối đe dọa tiềm tàng sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai, chúng ở cấp độ vĩ mô. Ngược lại, rủi ro hoạt động kinh doanh ở cấp độ vi mô và chỉ đánh giá những tác động ở thời điểm hiện tại.

Rủi ro chiến lược kinh doanh khác rủi ro hoạt động kinh doanh như thế nào?
Rủi ro chiến lược kinh doanh khác rủi ro hoạt động kinh doanh như thế nào?

Hãy cùng ASFY đi sâu vào tìm hiểu sự khác biệt giữa hai khái niệm này qua một số khía cạnh sau:

  • Như đã được đề cập ở trên, rủi ro chiến lược kinh doanh mang tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cũng như tương lai của doanh nghiệp. Trong khi đó, rủi ro hoạt động kinh doanh diễn ra ở thời điểm hiện tại và có tính chất ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Rủi ro chiến lược kinh doanh liên quan đến các mục tiêu và quyết định trong chiến lược kinh doanh được đề ra bởi hội đồng quản trị hoặc các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Rủi ro chiến lược kinh doanh có thể là những sự việc chưa xảy ra, chỉ tồn tại trong kế hoạch dự phòng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phạm vi tác động của rủi ro hoạt động kinh doanh rộng lớn, không chỉ liên quan đến các bước hoạt động của hệ thống mà còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, quy trình vận hành và hoàn thiện sản phẩm.
  • Về tầm nhìn, rủi ro chiến lược kinh doanh là tầm nhìn xa, mô phỏng các rủi ro mà các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp phải đối mặt. Ngược lại, rủi ro hoạt động kinh doanh là tầm nhìn hẹp, mang tính chất vi mô ở thời điểm hiện tại.

Kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh

Việc kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp thường được thực hiện bởi các cấp lãnh đạo như Giám đốc, Hội đồng quản trị hoặc các Trưởng bộ phận, phòng ban. Mục tiêu của công việc này là giúp doanh nghiệp tập trung vào việc giải quyết những nguy cơ có thể xảy ra, làm cản trở sự phát triển và các bước để đạt được những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh
Kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh

Hoạt động kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh không nhất thiết phải diễn ra thường xuyên. Thay vào đó, chúng được tiến hành và đánh giá trong từng giai đoạn hoặc chu kỳ để tìm ra những giải pháp khắc phục phù hợp. Các hoạt động kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh bao gồm:

  • Xác định nguy cơ tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt;
  • Đánh giá mức độ rủi ro để xác định khả năng xảy ra cũng như những tác động của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Đề xuất chiến lược phù hợp để khắc phục;
  • Theo dõi sát sao những rủi ro để kịp thời có phương án giải quyết trong trường hợp có biến đổi;
  • Lên báo cáo chi tiết về quy trình quản lý rủi ro chiến lược kinh doanh.

Các rủi ro chiến lược kinh doanh bao gồm những gì?

Có 4 loại rủi ro chiến lược kinh doanh chính mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt, đó là:

1. Rủi ro về văn hóa

Rủi ro về văn hoá thường xảy ra trong các hoạt động kinh tế quốc tế, khi các bên tham gia có những nền văn hóa khác nhau. Hai vấn đề thường gặp về nhóm rủi ro văn hóa là:

  • Khi có sự giao thoa văn hóa, những thông tin được truyền đạt bị hiểu sai lệch làm ảnh hưởng đến những thỏa thuận đã ký kết, số lượng đơn đặt hàng và hình ảnh doanh nghiệp.
  • Các bên tham gia tự lấy giá trị văn hóa của mình làm chuẩn mực để đánh giá bên còn lại. Điều này làm ảnh hưởng đến những thành ý và tình cảm trước đó mà các bên đã dành cho nhau và tất nhiên chúng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của hai đơn vị.

2. Rủi ro về thương hiệu

Rủi ro này liên quan đến hình ảnh và độ uy tín của doanh nghiệp. Nếu một đơn vị kinh doanh có những hành vi lừa dối khách hàng, quảng cáo sai sự thật, cung cấp dịch vụ/ sản phẩm có ảnh hưởng xấu sức khỏe của người tiêu dùng thì tất cả sự uy tín, hình ảnh, thương hiệu mà họ đã mất công gây dựng bấy lâu nay sẽ “đổ xuống sông xuống biển”. Rủi ro hơn nữa là doanh nghiệp này có thể bị tẩy chay dẫn đến thua lỗ và phá sản.

3. Rủi ro về bảo mật

Rủi ro công nghệ và bảo mật thông tin, dữ liệu cũng là mối đe dọa tiềm tàng cho các doanh nghiệp. Trường hợp mà chúng ta dễ nhận thấy nhất chính là việc doanh nghiệp gặp phải những rủi ro chiến lược trong kế toán quản trị hay doanh nghiệp bị đánh cắp bí quyết kinh doanh và rò rỉ những thông tin mật. Hậu quả của những rủi ro này vô cùng nghiêm trọng.

Rủi ro công nghệ và bảo mật thông tin, dữ liệu là mối đe dọa tiềm tàng cho các doanh nghiệp
Rủi ro công nghệ và bảo mật thông tin, dữ liệu là mối đe dọa tiềm tàng cho các doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh thất bại đồng nghĩa với việc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mất đi, làm giảm sút lợi nhuận – điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra.

4. Rủi ro về đối tác

Doanh nghiệp có thể vô tình ký kết bản hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi cho mình, đối tác kinh doanh rơi vào tình trạng phá sản khiến doanh nghiệp không thể đòi được tiền hàng… Đây chỉ là hai trong số rất nhiều những rủi ro liên quan đến đối tác khác mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt.

Vì vậy, điều mà bạn cần làm để hạn chế tối đa những rủi ro này là tìm hiểu thật kỹ các thông tin về đối tác trước khi quyết định hợp tác với họ.

Rủi ro về đối tác là một trong các rủi ro doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt
Rủi ro về đối tác là một trong các rủi ro doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt

Lời kết

Rủi ro chiến lược kinh doanh luôn luôn hiện hữu và có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan trọng nhất là chúng ta tìm ra được giải pháp tốt nhất để khắc phục chúng. Hy vọng, bài viết trên sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *