Thông tư 200 chi tiết, chuẩn chỉnh của Bộ Tài Chính

Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Về phạm vi điều chỉnh, thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Thông tư này có gì đặc biệt và được áp dụng cho những đối tượng nào mời các bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này ở phần dưới đây.

Thông tư 200 áp dụng cho doanh nghiệp nào?

Đối tượng áp dụng của Thông tư 200/2014/TT-BTC (viết tắt Thông tư 200) hiện nay là mọi doanh nghiệp, không phân biệt lĩnh vực hay thành phần kinh tế. 

Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện kế toán. 

Đơn vị tiền tệ trong kế toán của Thông tư 200 là gì?

Đồng việt nam đồng là đơn vị tiền tệ trong kế toán có ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND” được quy định trong Thông tư 200 cho phép sử dụng để ghi sổ kế toán và sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Trường hợp đơn vị kế toán có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu là ngoại tệ và thỏa mãn điều 4 của Thông tư 200 thì được phép sử dụng một ngoại tệ phù hợp để ghi sổ kế toán.

Thông tư 200 do Bộ Tài Chính trực tiếp ban hành năm 2014
Thông tư 200 do Bộ Tài Chính trực tiếp ban hành năm 2014

Một số thay đổi mới cập nhật của Thông tư 200

Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành chính thức vào ngày 22/12/2014 có hiệu lực từ ngày 05/02/2015, và các sửa đổi bổ sung theo Thông tư 53/2016/TT-BTC ban hành ngày 21/03/2016. Các vấn đề đổi mới để phù hợp với thời đại công nghệ số và tạo sự tiện lợi nhất cho kế toán theo dõi và đánh giá tình hình doanh nghiệp. Cụ thể một số sửa đổi mới được cập nhật và áp dụng năm 2023:

  • Tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo Thông tư 200, và các sửa đổi bổ sung theo Thông tư 53/2016/TT-BTC ban hành ngày 21/03/2016 được thay đổi với các tính và hạch toán đơn giản hơn rất nhiều.
  • Doanh nghiệp sẽ được chọn loại tiền tệ để ghi sổ kế toán, và đánh giá chênh lệch tỉ giá khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam. 
  • “Doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam” theo quy định tại điều 107 Thông tư 200.
Toàn bộ tài khoản ngoài bảng trong quy định cũ được loại bỏ
Toàn bộ tài khoản ngoài bảng trong quy định cũ được loại bỏ

Quy định cho doanh nghiệp vận hành Thông tư 200

Doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán theo Thông tư 200 bắt buộc phải tuân thủ theo quy định. Từ giai đoạn thu thập chứng từ, lên tài khoản và ghi sổ đều thực hiện chuẩn chỉnh theo hướng dẫn rõ ràng của Bộ Tài Chính. Để bạn đọc hiểu thêm dưới đây là một số công việc mà bộ phận kế toán của công ty cần tiến hành khi áp dụng Thông tư 200:

1. Hệ thống tài khoản

Đơn vị doanh nghiệp dựa vào hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200 của bộ tài chính để vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán sao cho phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất, kinh doanh hoặc yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị. Đồng thời phải đáp ứng tính phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp tham khảo khoản mục số 1 của điều 9 trong Thông tư 200.

Quy định cho doanh nghiệp vận hành thông tư 200
Quy định cho doanh nghiệp vận hành thông tư 200

2. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán

Doanh nghiệp có thể lựa chọn chứng từ kế toán dựa vào biểu mẫu ban hành theo phụ lục số 3 của Thông tư 200 hoặc tự thiết kế mẫu phù hợp với đặc điểm của đơn vị dựa vào quy định của luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP của chính phủ và các văn bản liên quan khác.

Mỗi một doanh nghiệp chỉ được phép có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Không bắt buộc biểu mẫu sổ kế toán của doanh nghiệp bao gồm cả Sổ Cái và sổ Nhật ký. Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu tại phụ lục số 4 Thông tư 200 hoặc có thể sửa đổi bổ sung nhưng phải tuân thủ theo luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

3. Lập báo cáo tài chính

Đối với việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải căn cứ theo biểu mẫu và hướng dẫn chi tiết trong Thông tư 200. Trong phần phụ lục 2 có ghi rõ các mục chỉ tiêu cần xuất hiện trên báo cáo tài chính phù hợp với tất cả loại hình công ty, đặc điểm sản xuất, kinh doanh. Kế toán tiến hành tải mẫu về và thực hiện việc điền thông tin, số liệu sao cho chuẩn chỉnh nhất.

Tất cả chỉ tiêu bắt buộc phải theo hướng dẫn, trường hợp mà doanh nghiệp muốn thêm thông tin thì phải xin ý kiến trước. Bộ Tài Chính sẽ xem xét mức độ cần thiết và yếu tố đạt được rồi mới chấp thuận bằng văn bản gửi đến công ty. Trường hợp này rất hiếm khi được đồng ý bởi nội dung trong thông tư đã chi tiết, rõ ràng cho từng mục tài chính. 

Lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải căn cứ theo biểu mẫu
Lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải căn cứ theo biểu mẫu

Lời kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp chi tiết cho bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 200, những quy định, thay đổi và cách áp dụng cụ thể cho doanh nghiệp. Hy vọng chúng tôi đã bổ sung cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết. Chúc các bạn vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *