Vai trò, chức năng và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ

  • Tác giả: lucy
  • Cập nhật: 21/07/2023
  • 31 phút đọc
Tóm tắt nội dung

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính nói riêng. Trong bài viết này, mời bạn đọc hãy cùng chúng  tôi tìm hiểu về vai trò, chức năng và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ để có cái nhìn chi tiết nhất về nội dung này.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA (The Institute of Internal Auditors) là Hiệp hội kiểm toán uy tín hàng đầu được thế giới công nhận. Kiểm toán nội bộ được định nghĩa là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được xây dựng với mục đích tăng cường cũng như cải thiện hoạt động cho một tổ chức cụ thể. Kiểm toán nội bộ áp dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và hệ thống để đánh giá, nâng cao hiệu quả quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro. 

Khái niệm về kiểm toán nội bộ
Khái niệm về kiểm toán nội bộ

Chức năng chính của kiểm toán nội bộ

Mục đích của kiểm toán nội bộ là xem xét các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp để từ đó phát hiện, đưa ra các đề xuất cải tiến. Vì vậy, các chức năng của hoạt động này cũng xoay quanh việc vận hành và phát triển bộ máy doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Kiểm toán báo cáo tài chính: Bộ phận này sẽ thực hiện kiểm tra toàn bộ hoạt động kế toán của doanh nghiệp khi xây dựng báo cáo tài chính. Xem xét, phát hiện rủi ro và đánh giá mức độ chính xác của các thông tin tài chính. Đây là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng chính của kiểm toán nội bộ.
  • Bảo vệ giá trị doanh nghiệp: Kiểm toán nội bộ là các quan sát viên độc lập, các đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán nội bộ nằm trong ban lãnh đạo doanh nghiệp. Các kiểm toán viên này có trách nhiệm phát hiện ra những sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra biện pháp khắc phục để đảm bảo rằng hoạt động đó tuân thủ theo quy định của pháp luật cũng như quy chế riêng của doanh nghiệp.
  • Nâng cấp hệ thống: Kiểm toán nội bộ sẽ tìm kiếm, phát hiện những vấn đề trọng yếu. Từ đó, các Nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đưa ra các phương án khắc phục nhằm ngăn chặn các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong hệ thống quản lý. Giúp nâng cấp hoàn thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng, hầu hết các doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ hiệu quả sẽ ít xảy ra gian lận và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp?

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò rất quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu ở các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có bộ máy tổ chức quy mô lớn. Kiểm toán nội bộ dựa vào năng lực trình độ chuyên môn có thể nhanh chóng phát hiện ra các rủi ro tiềm tàng trong các hoạt động quản lý và kiểm soát tài chính của doanh nghiệp, từ đó, đưa ra các biện pháp xử lý, ngăn chặn một cách kịp thời.

Đặc biệt đối với báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ sẽ đứng trên góc độ khách quan nhất để nhìn nhận vấn đề. Tiếp theo, bộ phận này sẽ đánh giá nội bộ, báo cáo trực tiếp lên các cấp lãnh đạo về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất phương án khắc phục và hoàn thiện sai sót, đảm bảo cho doanh nghiệp đi đúng hướng và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp
Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ

Căn cứ vào nghị định 05/2019/NĐ-CP tất cả các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị độc lập đều phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp sau đây:

  • Tính độc lập: Kiểm toán viên không được phép đảm nhiệm đồng thời công việc của nhóm kiểm toán nội bộ. Tức là, mỗi công việc sẽ được thực hiện độc lập bởi một người và không chịu bất kỳ sự can thiệp nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá cũng như báo cáo.
  • Tính khách quan: Kiểm toán viên phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất như: trung thực, công bằng, khách quan và chính xác.
  • Tính hợp pháp: Kiểm toán nội bộ sẽ là những người nắm rõ nhất về các quy định của pháp luật. Họ có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động kế toán và tài chính trong doanh nghiệp, phát hiện sai sót và đưa ra phương án khắc phục theo đúng quy định pháp luật.
  • Tính bảo mật: Kiểm toán viên không được phép tiết lộ hay làm rò rỉ bất cứ thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác. Các dữ liệu phải được bảo mật tuyệt đối và kiểm toán viên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vô tình hoặc cố ý vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp này.

Trường hợp nào bắt buộc phải kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật?

Căn cứ vào điều 10 của Nghị định 05/2019/NĐ-CP, các doanh nghiệp thuộc mô hình kinh doanh sau đây bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh kiểm toán nội bộ:

  • Công ty niêm yết.
  • Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
  • Công ty mẹ là doanh nghiệp có vốn điều lệ nhà nước hơn 50%, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Các doanh nghiệp còn lại tuy không bắt buộc nhưng nhà nước khuyến khích thực hiện việc kiểm toán nội bộ. Doanh nghiệp có thể thuê đơn vị kiểm toán độc lập có giấy phép hoạt động và đủ điều kiện theo quy định pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc kiểm toán nội bộ
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc kiểm toán nội bộ

Lời kết

Có thể nói, công tác kiểm toán nội bộ càng sát sao, chặt chẽ thì số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp càng được khẳng định, từ đó, có các đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng với các thông tin mà bài viết cung cấp trên đây sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thêm những kiến thức hữu ích áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Trân trọng!


User Avatar

0 Bình luận

Bài viết nổi bật

Cùng lắng nghe những chia sẻ của chúng tôi để thấy được cách chúng tôi làm việc hiệu quả và những kinh nghiệm đúc rút của chúng tôi mang lại nhiều giá trị cho khách hàng Xem nhiều hơn