Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng và quy trình 4 bước quản trị hiệu quả

  • Tác giả: lucy
  • Cập nhật: 14/07/2023
  • 31 phút đọc
Tóm tắt nội dung

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì rủi ro chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng nhất là doanh nghiệp kiểm soát và có biện pháp khắc phục như thế nào đối với những tình huống này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các cách quản trị rủi ro chuỗi cung ứng ở bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm chung về rủi ro chuỗi cung ứng

Rủi ro chuỗi cung ứng là những biến đổi xảy ra làm ảnh hướng đến chu kỳ luân chuyển của thông tin, nguyên vật liệu, nhân lực và thành phẩm. Điều này có thể làm chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thậm chí “đứt gãy” làm sụt giảm doanh thu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong chuỗi cung ứng là:

  • Lập kế hoạch và dự báo không chính xác về thị trường.
  • Rủi ro xảy ra do những tác động khách quan từ môi trường.
  • Thay đổi trong chính sách kinh tế, tài khóa của nhà nước có thể gây gián đoạn đến chuỗi cung ứng.
  • Doanh nghiệp không linh hoạt trong việc ứng dụng công nghệ mới.

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là công việc gì?

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là việc đưa ra các kế hoạch, chiến lược, công việc nhằm kiểm soát những rủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Từ đó rút ra những kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính liên tục cho chuỗi cung ứng.

Các công việc của quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
Các công việc của quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

Như chúng ta đã biết, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc luôn luôn có những phương án, giải pháp để quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là thật sự cần thiết. Nếu các nhà lãnh đạo biết áp dụng công nghệ kiểm soát chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ có vị thế nhất định trên thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh. Từ đó, tạo tiền đề để mở rộng quy mô và phát triển mạnh mẽ.

Quy trình 4 bước quản trị rủi ro với chuỗi cung ứng đã xác định

Rủi ro chuỗi cung ứng đã biết là những tác động có thể xác định và đo lường được thông qua những kinh nghiệm đã có của doanh nghiệp. 4 bước quản trị đối với loại rủi ro này như sau:

Xác định và lập hồ sơ rủi ro

Đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ rủi ro xảy ra ở mắt xích nào trong chuỗi cung ứng, nhà cung cấp, xưởng sản xuất, kho hàng hay vận chuyển. Rủi ro sẽ được theo dõi liên tục và chặt chẽ. Trong trường hợp cần thiết, chúng ta phải lập hồ sơ rủi ro, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của nó đến chuỗi cung ứng và đề xuất biện pháp khắc phục.

Giám sát và theo dõi các rủi ro trong chuỗi cung ứng
Giám sát và theo dõi các rủi ro trong chuỗi cung ứng

Xây dựng quy trình để quản trị rủi ro

Hãy tạo nên một phương pháp tính điểm nhất quán để đánh giá về rủi ro. Tất cả các rủi ro về chuỗi cung ứng phải được cho điểm dựa vào 3 khía cạnh sau:

  • Khả năng xảy ra rủi ro.
  • Tác động của nó đến chuỗi cung ứng nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung.
  • Doanh nghiệp có sự chuẩn bị như thế nào để đối phó với rủi ro đó?

Theo dõi rủi ro

Sau khi đã hoàn tất việc thiết lập quy trình để quản lý rủi ro, nhà quản trị cần giám sát liên tục. Đây chính là lúc mà doanh nghiệp cần đến sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số. Theo dõi các chỉ số rủi ro, tổng hợp và lập báo cáo, cập nhật liên tục những biến động, tất cả những điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất khi rủi ro xảy ra.

Đánh giá rủi ro thường xuyên

Cuối cùng là việc thiết lập một cơ chế quản trị để giám sát định kỳ các rủi ro. Trong bước này, ban quản trị bao gồm các đại diện trong chuỗi cung ứng sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng và quyết định biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro
Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro

Quy trình quản trị rủi ro với chuỗi cung ứng chưa xác định

Rủi ro chưa xác định thường không thể dự đoán, định lượng và đưa vào khuôn khổ quản trị như các rủi ro đã biết. Vì vậy, đối với loại rủi ro này, doanh nghiệp cần phải thiết lập các biện pháp phòng tránh kết hợp với xây dựng văn hóa nhận thức rủi ro. Cụ thể:

  • Việc xây dựng một hệ thống phòng vệ vững chắc để đối phó với những rủi ro chưa xác định là cần thiết. Trong bước này, việc quan trọng nhất là đào tạo nhân lực về những kỹ năng phòng tránh rủi ro sao cho hạn chế tối thiểu những tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Song song với việc xây dựng hệ thống phòng vệ thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng văn hóa nhận thức rủi ro. Chúng ta sẽ có 4 khía cạnh cần được đảm bảo là tính khách quan – minh bạch – khả năng đáp ứng – sự tôn trọng. Làm tốt những điều này, doanh nghiệp sẽ vượt qua rủi ro chuỗi cung ứng một cách dễ dàng hơn.
Quy trình quản trị rủi ro với chuỗi cung ứng chưa xác định
Quy trình quản trị rủi ro với chuỗi cung ứng chưa xác định

Lời kết

Những thử thách, rủi ro đôi khi lại là bước lùi tạm thời tạo đòn bẩy giúp doanh nghiệp có những bước tiến xa hơn trong tương lai. Hy vọng bài viết về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng trên đây đã giúp các nhà quản trị có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích. Chúc các bạn thành công!


User Avatar

0 Bình luận

Bài viết nổi bật

Cùng lắng nghe những chia sẻ của chúng tôi để thấy được cách chúng tôi làm việc hiệu quả và những kinh nghiệm đúc rút của chúng tôi mang lại nhiều giá trị cho khách hàng Xem nhiều hơn